Quảng cáo

Từ chuyện HLV Park bị sa thải năm 2002: Bài học lớn cho bóng đá Việt Nam!

16/10/2021 14:50 (GMT+7)

Rõ ràng, không đội bóng nào là bất khả chiến bại, không HLV nào không từng trải qua những tháng ngày cay đắng trong sự nghiệp. Ông Park và tuyển Việt Nam cũng khó thoát kịch bản chung của bóng đá...

VIDEO: Khoảnh khắc các tuyển thủ bật khóc sau trận đấu gặp Trung Quốc. (Nguồn: Truyền hình FPT)

HLV Park Hang Seo và ĐTQG Việt Nam đang ở trong một giai đoạn khó khăn khi liên tiếp nhận những trận thua ở đấu trường châu lục. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, việc chúng ta thất bại trước các nền bóng đá mạnh hơn là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Tuy vậy, trong bối cảnh mà kỳ vọng với ĐT Việt Nam đang ngày càng tăng sau những thành công liên tiếp trong vài năm qua, việc chúng ta thất bại chỉ một vài trận đấu thôi âu cũng đã khiến phần đông NHM không hài lòng.

“Người Việt Nam rất yêu bóng đá nhưng đó là bóng đá chiến thắng”. Đó là phát biểu của HLV Park Hang Seo hồi năm 2019. Ở thời điểm đấy hay cả bây giờ, bản thân ông Park không dám chắc duy trì sự thành công cho bóng đá Việt Nam đến thời điểm nào, bởi trong bóng đá không có đội bóng thắng mãi mãi, cũng không có HLV nào luôn đứng mãi trên đỉnh cao sự nghiệp.

Câu chuyện kể trên được nhìn từ chính HLV Park Hang Seo ở quá khứ. 18 năm trước, Ông Park là trợ lý cho HLV Hiddink, cùng tuyển Hàn Quốc gây chấn động bóng đá thế giới khi đi đến bán kết World Cup 2002. Chỉ một năm sau thì Hàn Quốc (tứ đại anh hào World Cup) đã thua Việt Nam 0-1.

Nhưng sự nghiệp HLV Park Hang Seo còn chịu cảnh cay đắng hơn rất nhiều, vì ông bị sa thải chỉ vài tháng sau World Cup 2002, lý do là Olympic Hàn Quốc chỉ đi đến bán kết ASIAD năm 2002. Rõ ràng, câu chuyện HLV Park bị sa thải năm 2022 để lại nhiều bài học lớn cho những người làm bóng đá Việt Nam hiện tại...

hlv-park-hang-seo-2
HLV Park đang liên tục nhận phải nhiều sự chỉ trích.

Rõ ràng, không đội bóng nào là bất khả chiến bại, không HLV nào không từng trải qua những tháng ngày cay đắng trong sự nghiệp. Ông Park và tuyển Việt Nam cũng khó thoát kịch bản chung của bóng đá. Quan trọng là sau những cột mốc thành công thì di sản để lại là gì, qua đó làm hành trang cho tương lai.

Điều đó càng có ý nghĩa lớn với những nền bóng đá đang phát triển như Việt Nam, bởi con đường vươn tầm châu lục vẫn còn có khoảng cách lớn.

Nói vậy để thấy, đến một thời điểm nhất định thì tuyển Việt Nam sẽ không còn tạo ra thành công, đúng hơn là thứ bóng đá chiến thắng như mong đợi của người hâm mộ. Cũng không loại trừ có những sự chỉ trích dồn về phía thầy trò HLV Park Hang Seo, một thói quen của nhiều người hâm mộ: Thắng tung hô, thua “ném đá”.

Vậy nên, trách nhiệm của những người làm bóng đá Việt Nam là phải nhìn nhận ra vấn đề hiện tại của ĐT Việt Nam và tương lai của bóng đá Việt Nam là gì. Chúng ta không nên nhìn vào sự kỳ vọng của NHM mà vô hình trung đặt một áp lực vô lý nơi HLV Park và các cầu thủ đội nhà. 

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra một lộ trình dài hơi là điều mà VFF cần làm ngay lúc này, nhất là trong bối cảnh, chỉ ở kỳ World Cup 2026 thì cơ hội của ĐT Việt Nam sẽ tăng hơn khi châu Á có tới tận 8 suất tham dự.

Những thất bại ở thời điểm hiện tại là bài học quý giá mà ĐT Việt Nam cần có để trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chúng ta cần phải thấy được rằng mình đang ở đâu và cần phải cải thiện như thế nào.

Vậy nên, chúng ta cần phải cảm thông những thất bại và thấu hiểu cho những gì mà HLV Park đang cống hiến cho bóng đá Việt Nam lúc này. Đừng để sự kỳ vọng vô lý lấn át đi lý trí, và cũng đừng để bài học của chính HLV Park ở ASIAD năm 2002 lặp lại thêm một lần nữa.

Việc gia hạn hợp đồng của HLV Park và VFF bất ngờ có 'biến'

Chí Vũ
Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy 16.10.2021