LMHT: T1 lỗ hơn 300 tỷ trong năm 2021 nhưng lý do đưa ra lại cực kỳ thuyết phục

Thứ hai, 18/04/2022 11:19 AM (GMT+7)
A A+

T1 chi tới 35.1 tỷ won trong năm 2021, nhưng chỉ đem về được 18.5 tỷ won. Tuy nhiên đây vẫn là một khoản đầu tư xứng đáng.

Theo báo cáo tài chính được giới truyền thông Hàn Quốc chia sẻ, T1 đã chi 35.1 tỷ won trong năm 2021, đem về doanh thu 18.5 tỷ won và lỗ 16.6 tỷ won (hơn 308 tỷ VNĐ). Khoản lỗ này được cho là bởi chi phí trả lương cho tuyển thủ đã tăng cao trong năm vừa qua.

T1 hiện đang sở hữu các đội tuyển thể thao điện tử trong các bộ môn bao gồm Liên Minh Huyền Thoại, Hearthstone, Super Smash Bros, DOTA 2 và Overwatch. Các khoản chi phí tiền lương gia tăng được cho là nằm phần nhiều ở đội hình LMHT - nơi sở hữu tuyển thủ nổi tiếng Lee “Faker” Sang-hyuk.

Đội tuyển T1 LMHT
Đội tuyển T1 LMHT

Trong năm vừa qua, mặt bằng tiền lương của các tuyển thủ LCK, đặc biệt là các siêu sao đã tăng phi mã và gây áp lực rất lớn lên các tổ chức eSports. Nếu muốn sở hữu một bộ khung nổi tiếng với kỹ năng cá nhân tốt và dày dặn kinh nghiệm thi đấu, các đội phải trả một số tiền khổng lồ và không chắc có thể hòa vốn. Nếu không, họ phải chọn xây dựng lại lineup với toàn các thành viên trẻ tuổi và đi lên từ con số 0, như cái cách mà Hanwha Life Esports đang làm.

Nếu một tuyển thủ ký hợp đồng 2 triệu USD trong vòng 2 năm, 1 triệu USD sẽ được tính vào chi phí đầu tư của tổ chức. Như vậy, chi phí để trả lương cho tất cả các thành viên T1, bao gồm cả Faker, Gumayusi, Oner, Daeny, Zefa, Stardust, … đều sẽ không vượt quá 308 tỷ VNĐ, đó là chưa kể các bộ môn khác.

Giám đốc HLE: 'Mức lương của tuyển thủ LCK đã cao hơn cả các cầu thủ bóng đá và bóng chày'

Faker từng được mời chào với mức giá hàng chục triệu USD
Faker từng được mời chào với mức giá hàng chục triệu USD

Bên cạnh tiền lương tuyển thủ, chi phí mua slot cứng tại LCK cũng đã tốn của các đội một số tiền kha khá.

“Chúng tôi đã ký một hợp đồng gia nhập giải đấu LCK với mức phí 2 tỷ won mỗi mùa giải. Bên cạnh đó, công ty phải trả thêm 5 tỷ won tiền phí để giữ chỗ đến ngày 31/8/2025” - đại diện T1 chia sẻ.

Trả lời về khoản lỗ kể trên, lãnh đạo T1 cho rằng báo cáo tài chính này không thể hiện được các giá trị vô hình mà tuyển thủ mang lại. Quả thực, những tuyển thủ như Faker, Gumayusi hay Oner đều có tiềm năng rất to lớn trong mùa giải 2022 và góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của cả đội tuyển.

faker và gumayusi

Nếu tiếp nối được đà thăng hoa tại LCK Mùa Xuân 2022, họ có thể làm nên chuyện tại MSI hay thậm chí là cả CKTG. Lúc đó số tiền mà T1 đem về sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoản chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, nếu chuyển nhượng lại hợp đồng của các thành viên đội tuyển LMHT, T1 chắc chắn sẽ kiếm được một khoản tiền kếch xù. Nhưng tất nhiên là họ sẽ không bao giờ từ bỏ con gà đẻ trứng vàng của mình.

Author Thethao247.vn Hải Bùi / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
lmht t1 2021 esports lck
Xem thêm