OpenAI giới thiệu công cụ tìm kiếm SearchGPT, đối thủ cạnh tranh mới của Google
OpenAI vừa công bố sản phẩm mới nhất của mình: SearchGPT, một công cụ tìm kiếm thông minh hỗ trợ AI với khả năng truy cập thông tin theo thời gian thực trên internet.
Giao diện của SearchGPT là một hộp văn bản lớn với câu hỏi "What are you looking for?" (tạm dịch: Bạn đang tìm kiếm gì?). Thay vì chỉ trả về một danh sách các liên kết đơn thuần, SearchGPT sẽ nỗ lực tổ chức và giải thích thông tin.
Ví dụ, khi tìm kiếm thông tin về các lễ hội âm nhạc, SearchGPT sẽ tóm tắt kết quả và trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện, kèm theo liên kết nguồn cho mỗi mô tả.
Ngoài ra, SearchGPT còn cung cấp tính năng "trả lời bằng hình ảnh", tuy nhiên thông tin cụ thể vẫn chưa được OpenAI tiết lộ. Người dùng cũng có thể đặt câu hỏi bổ sung hoặc sử dụng thanh công cụ bên để mở các liên kết liên quan khác sau khi nhận kết quả tìm kiếm.
SearchGPT hiện mới chỉ là phiên bản thử nghiệm. Dịch vụ này được phát triển dựa trên dòng mô hình GPT-4 và ban đầu sẽ chỉ cho phép 10.000 người dùng thử truy cập.
Theo phát ngôn viên của OpenAI - Kayla Wood, công ty đang hợp tác với các đối tác bên thứ ba và sử dụng nguồn dữ liệu trực tiếp để xây dựng kết quả tìm kiếm, với mục tiêu cuối cùng là tích hợp các tính năng tìm kiếm vào ChatGPT.
Việc ra mắt SearchGPT không chỉ là một bước tiến mới của OpenAI mà còn tạo ra một thách thức đáng kể đối với Google. Công ty này đã vội vàng tích hợp các tính năng AI vào công cụ tìm kiếm của mình, bởi lo ngại rằng người dùng có thể chuyển sang các sản phẩm đối thủ.
Sự xuất hiện của SearchGPT cũng khiến OpenAI trực tiếp đối đầu với Perplexity, một startup tự xưng là "công cụ trả lời" dựa trên AI. Gần đây, Perplexity đã nhận phải chỉ trích về tính năng tóm tắt AI khi bị các nhà xuất bản tố cáo sao chép các sản phẩm của họ.
OpenAI đã ghi nhận các phản hồi này và tuyên bố áp dụng một phương thức tiếp cận hoàn toàn mới. Trong bài viết trên blog của mình, công ty khẳng định rằng SearchGPT được phát triển thông qua sự hợp tác với nhiều đối tác báo chí, bao gồm các trang uy tín như The Wall Street Journal, The Associated Press và Vox Media.
Không những thế, các nhà xuất bản còn được cung cấp quyền kiểm soát cách trang của họ được hiển thị trong các tính năng tìm kiếm của OpenAI. Họ có thể lựa chọn không cho sử dụng nội dung của mình trong việc huấn luyện các mô hình của OpenAI, nhưng vẫn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Việc phát hành SearchGPT dưới dạng một bản mẫu thử nghiệm cũng giúp OpenAI tránh được một số rủi ro. Chẳng hạn, nếu kết quả tìm kiếm của SearchGPT có sai sót nghiêm trọng, công ty có thể dễ dàng giải thích rằng đây chỉ là bản thử nghiệm.
Sự xuất hiện của SearchGPT là dấu hiệu cho thấy OpenAI đang dần đưa ChatGPT tiếp cận sâu hơn với thế giới web thực tế.Tuy nhiên, với chi phí đào tạo và suy luận AI có thể lên đến 7 tỷ USD trong năm nay, OpenAI cần sớm tìm ra hướng đi cho việc kiếm tiền từ sản phẩm mới này.
- Google Pixel 9 trình làng với loạt tính năng AI mới
- Samsung chuẩn bị đưa Galaxy AI lên hàng triệu smartphone tầm trung
- AN KHANG LINH - Giải pháp Vàng cho người mất ngủ, ngủ không sâu
- Apple Maps sắp cập bến Android, sẵn sàng cạnh tranh với Google Maps?
- Bị người dùng phản ứng, Apple bỏ một tính năng mới trên iOS 18
- AOBONGDA.VN: Shop Quần Áo Bóng Đá Giá Tốt Uy Tín Tại Hà Nội
- Mbappe cùng Endrick tỏa sáng, Real Madrid thị uy sức mạnh tại Cúp C1
- Ngược dòng xuất sắc, Liverpool khởi đầu suôn sẻ tại cúp C1
- Harry Kane lập poker, Bayern vùi dập Dinamo Zagreb ngày ra quân tại C1
- Antony mở tài khoản, MU đại thắng 7 bàn tại Carabao Cup
- Siêu máy tính dự đoán lượt ra quân C1: Đội bóng Anh sẩy chân?
- Slot thừa nhận Liverpool 'có gì đó không ổn' trước trận đấu C1
- HLV Cristiano Roland hé lộ về cầu thủ Việt kiều Úc tại U17 Việt Nam
- Cúp C1 đêm nay khởi tranh với thể thức mới & mọi điều cần biết
- Hậu vệ Indonesia khẳng định tham vọng lớn trước Trung Quốc và Bahrain