Quảng cáo

Những yếu tố bị bỏ quên khiến cú đấm của bạn chưa đủ mạnh (Phần 1)?

Thứ năm, 13/09/2018 14:36 PM (GMT+7)
A A+

Một câu hỏi rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có câu trả lời xác đáng - “Tôi thấy mình đấm chưa đủ mạnh, tại sao lại như vậy và phải làm thế nào để cải thiện chúng”. Hãy cùng mổ xẻ tận gốc rễ vấn đề trong bài viết này, để bạn có một cú đấm hoàn hảo nhất.

Sự ổn định: Hãy chắc chắn bạn không đi “ngược đường” …

Không thiếu người tập nghĩ rằng tập cơ bắp tay, cơ vai hay các nhóm cơ liên quan tới đôi tay quyết định sức mạnh cú đấm, và từ lí luận đó, các bài tập cho phần thân trên bắt đầu được thực hiện với hi vọng “tải” được nhiều lực hơn cho cú đấm của mình.

làm thế nào để đấm mạnh, cú đấm trong boxing, những bài tập để đấm mạnh nhất có thể,

Hãy kiểm tra lại kĩ thuật đấm cơ bản …

Xoay chân, xoay hông, đẩy vai, tung đấm -  Đúng vậy, kĩ thuật đấm cơ bản bắt đầu từ đôi chân, lực đánh đi qua các khối cơ vùng thân dưới trước khi đẩy qua eo để ra đòn. Chính vì thế, độ ổn định của phần thân dưới là yếu tố đầu tiên quyết định độ “chắc” cho đòn đánh của bạn, móng không chắc, nhà không thể vững được.

Có thể ta thấy các võ sĩ Boxing thường có đôi chân nhỏ, không có nghĩa là chân của họ không vững hay không đủ khỏe để phát động một cú đấm đủ lực. Thực chất cơ chân của những tay đấm chuyên nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn so với các khối cơ khác trên cơ thể, và mục đích đầu tiên cũng làm đảm bảo độ ổn định cho cú đấm.

làm thế nào để đấm mạnh, cú đấm trong boxing, những bài tập để đấm mạnh nhất có thể,

Vì vậy, hãy tập trung vào những bài tập ổn định, vững chắc và duy trì sức bền của thân dưới, bao gồm cả các nhóm cơ : cơ mông, cơ đùi trước và cơ đùi sau, cơ bắp chân. Các bài tập tĩnh và động để chân quen với phát động - ổn định chuyển động thay đổi liên tục như trên thực tế. Dưới đây là một số bài tập như vậy :

VIDEO : Các bài tập cho vùng thân dưới vững chắc

Đồng bộ cơ thể - Đừng để “tay một nơi chân một nẻo”

Yếu tố thứ hai sau sự ổn định là khả năng truyền tải lực, nếu chân bạn đã đủ vững, nhưng cơ thể vận động không đủ “mượt” thì lực đánh cũng sẽ bị giảm đi đáng kể.

Trong mỗi kĩ thuật đánh cơ bản, các chuyển động thường đi theo nguyên lý vector và  nguyên lý chuỗi (kinetic chain), bao gồm các yếu tố: hướng - chiều - quãng đường và độ lớn. Các phần cơ thể có nhiệm vụ thực hiện chuyển động liên tục và nhuần nhuyễn để đảm bảo 2 nguyên lý đó . Và tất nhiên những sự bất ổn định - nguyên nhân đầu tiên được nhắc tới sẽ tạo ra những chuyển động thừa thãi, cơ thể sẽ không thống nhất để phục vụ cho 1 động tác cần thiết.

làm thế nào để đấm mạnh, cú đấm trong boxing, những bài tập để đấm mạnh nhất có thể,

Sau khi có được độ ổn định cơ thể, việc thực hiện nhiều lần các kĩ thuật cơ bản sẽ tạo thói quen chuyển động (pattern) của cơ thể, các cơ bắp sẽ quen với “kiểu” cử động đó : các cơ bắp phải phát động ra sao, thả lỏng - gồng cứng ở thời điểm nào, biên độ mở các khớp, trọng lượng cơ thể luân chuyển như thế nào … Khi tất cả các phần cơ thể cùng đảm bảo chuyển động cho 1 kĩ thuật - đó là sự đồng bộ hoàn hảo mà cơ thể cần có cho 1 đòn đấm.

Các bài tập đồng bộ cơ thể đơn giản nhất có thể kể đến nhảy dây - tập các bài tập về bộ pháp (footwork) và phối hợp tay - mắt (các bài tập với bóng tốc độ).

Và đây mới chỉ là những yếu tố đầu tiên khiến cú đấm của bạn không đủ mạnh như mong muốn, đôi khi, việc bỏ qua những thứ cơ bản nhất lại gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng .

VIDEO : Lomachenko tập các bài liên quan đến phối hợp hoạt động cơ thể.

 

Author Thethao247.vn Nam Khánh / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Quảng cáo
làm thế nào để đấm mạnh cú đấm trong boxing những bài tập để đấm mạnh nhất có thể đấm mạnh hơn
Xem thêm