Quảng cáo

Vì sao cầu thủ dễ bị 'chuột rút' vào cuối trận?

Thứ sáu, 11/10/2019 16:00 PM (GMT+7)
A A+

Một vài cầu thủ bất chợt bị chuột rút vào cuối trận mặc dù không có pha va chạm nào.

Được biết, chuột rút là hiện tượng co rút cơ đột ngột, gây đau nhói một vùng thịt và khiến bộ phận đó không thể di chuyển và cử động được.

vi sao cau thu bi chuot rut

Chuột rút không nguy hiểm, tuy nhiên cần được xử lý ngay để tránh căng cơ. Khi đang thi đấu trên sân, các cầu thủ sẽ ngay lập tức hỗ trợ nhau nếu ai đó bị chuột rút để tránh làm ảnh hưởng đến trận đấu cũng như giúp cơn đau này nhanh trôi qua.

van hau chuot rut

Một cầu thủ có thể bị chuột rút bất cứ lúc nào khi đang đá bóng nếu cơ bắp hoạt động liên tục trong nhiều giờ. Khi đó, họ đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và việc bị chuột rút là khó tránh khỏi dù chế độ tập luyện, ăn uống và ngủ nghỉ được đảm bảo.

Theo các bác sĩ, để xử lý hiện tượng chuột rút này, cần căng cơ ở vùng chuột rút, và chườm đá nóng hoặc lạnh.

Tối qua 10/10, trong trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Malaysia, Văn Hậu đã bị chuột rút khi trận đấu đang còn khoảng 20 phút nữa. Lúc đầu, thủ môn Đặng Văn Lâm đã đến hỗ trợ bằng cách nhấn mạnh vào chân Văn Hậu, tuy nhiên khi chuột rút vẫn không biến mất, Văn Hậu phải cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ y tế.

van hau

Trường hợp chuột rút của Văn Hậu một phần có thể do thời gian nghỉ ngơi chưa được đảm bảo khi cầu thủ này mới trở về từ Hà Lan và trải qua hành trình giờ bay khá dài.

Nhìn chung, chuột rút là vô hại và có thể xảy đến với cầu thủ bất cứ lúc nào khi họ hoạt động trên sân quá nhiều và các khớp cơ không kịp thích nghi. Triệu chứng này có thể dễ dàng được xử lý mà không cần phương pháp điều trị phức tạp.

Author Thethao247.vn Đặng Nguyệt / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Quảng cáo
chuột rút vì sao cầu thủ bị chuột rút cuối trận chuột rút ở cầu thủ
Xem thêm